Cách đây không lâu, một sinh viên khoa dược đã bị bệnh lao phổi. Điều rất nguy hiểm là sinh viên này bị lao siêu kháng thuốc, tức không thể dùng các thuốc kháng lao thông thường như isoniazid, rifampicin, ethambutol, pyrazinamid, streptomycin… để trị bệnh. Đây là một trong những trường hợp đề kháng kháng sinh đang xảy ra hằng giờ, hằng ngày không chỉ ở nước ta mà còn khắp thế giới. Nói nôm na, đề kháng kháng sinh là với liều dùng thông thường, kháng sinh bị lờn, chẳng có tác dụng gì đối với vi khuẩn mà trước đây nó tỏ ra rất hiệu quả.
Tinh dầu đã sớm được dùng từ thời xa xưa, có khả năng ngăn ngừa và giải quyết các trường hợp nhiễm trùng, được dùng để làm lành vết thương và xoa bóp trị liệu. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không biết đến tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus của rất nhiều tinh dầu được ứng dụng để phòng chống bệnh tật và điều trị các bệnh lí về da, khử trùng bề mặt đồ dùng nhà cửa và loại bỏ vi khuẩn đang tồn tại lơ lửng trong không khí.
1. Tinh dầu Oải Hương:
Nhiều người chỉ biết đến tinh dầu oải hương với công dụng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, tuy nhiên, loại tinh dầu này còn có tác dụng kháng khuẩn tốt. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Atlantic, khi sử dụng kết hợp tinh dầu oải hương với thuốc kháng sinh piperacillin, các vi khuẩn E. Coli kháng thuốc kháng sinh đã bị tiêu diệt. Bạn có thể sử dụng vài giọt tinh dầu oải hương khi bấm huyệt, giúp giảm viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị một số bệnh nhiễm trùng thường gặp.
2. Tinh dầu quế:
Quế là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Contemporary Dental Practice, các nhà khoa học nhận thấy sử dụng tinh dầu quế có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn phát triển trong tủy răng. Họ cũng đưa ra lời khuyên nên sử dụng vài giọt tinh dầu quế trong các món ăn như bột yến mạch, sữa chua… như một cách tự nhiên giúp chống lại các vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể.
3. Tinh dầu Tràm:
Theo nghiên cứu của nhà hóa học, TS. AR Penfold tại quê hương của dầu tràm Sydney, Úc cho biết, tinh dầu tràm mạnh hơn gấp 13 lần acid carbalic trong việc loại bỏ vi khuẩn. Một trong những đặc tính ưu việt của dầu tràm là tính kháng khuẩn tốt. Cho một vài giọt dầu tràm vào trong chén nước nóng, hoặc thấm miếng bông gòn vào một ít dầu tràm rồi để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch, tinh khiết hơn, chưa kể mùi hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu cho bé. Dầu tràm còn có tác dụng ức chế các loại virus. Bởi vậy dầu tràm là một cách hiệu quả đề phòng cúm.
4. Tinh dầu Sả chanh:
Sả chanh cùng họ với sả, có mùi gần giống mùi chanh (là chất tẩy rửa lâu đời trong lịch sử). Nó có chức năng như một tinh dầu kháng khuẩn hiệu quả. Tính kháng vi sinh vật của tinh dầu sả chanh ức chế sự tăng trưởng, sinh sôi của vi khuẩn cả trong và ngoài cơ thể, giúp chống các bệnh lí nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu, sốt rét, thương hàn, ngộ độc thực phẩm và khử mùi cơ thể cũng như rất nhiều bệnh lý và da.
Có khả năng vô trùng tự nhiên, tinh dầu sả chanh rất phù hợp trong điều trị tránh nhiễm trùng các vết thương. Thực tế, sả chanh là thành phần thông dụng trong các lotion và kem thương mại để chăn sóc da và được dùng cho các vết cắt, vết thương sâu. Khả năng diệt nấm tốt, tinh dầu sả cũng có thể được dùng để điều trị các ca nhiễm trùng nấm trên da.
Có rất nhiều bằng chứng khoa học để chứng minh tinh dầu sả là một thuốc kháng khuẩn hết sức hiệu quả. Một nghiên được công bố 2013 đã chứng minh gel rửa tay có chứa tinh dầu sả (hay tinh dầu húng tây), mang lại hiểu quả cao trong việc giảm vi khuẩn MRSA trên da những người tình nguyện.
5. Tinh dầu Húng quế và Tinh dầu Hương thảo:
Việc để hai cây này cùng một nhóm bới vì một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chúng có thể ngăn chặn sự lây lan và phát triển của khoảng 60 dòng vi khuẩn E.coli. Nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2013 chỉ ra những tinh dầu này như làm liệu phát điều trị khác đối với các vi khuẩn có tình trạng kháng thuốc.
Khả năng tiêu diệt vi khuẩn của hai loại tinh dầu này được đánh giá qua kiểm tra với hơn 60 dòng vi khuẩn E.coli và kết quả hết sức hứa hẹn. Cả tinh dầu húng quế và hương thảo được chứng minh hiệu quả đối với tất cả 60 dòng vi khuẩn đó và các nhà nghiên cứu cảm thấy kết quả này có thể đốc thúc những ứng dụng của tinh dầu này để điều trị và ngăn chặn nhiều dòng vi khuẩn kháng kháng sinh.
6. Tinh dầu Bạc hà:
Đây là loại tinh dầu the mát có hoạt tính kháng khuẩn và thuộc tính kháng virus nổi tiếng. Bắt nguồn từ Châu u, bạc hà được sử dụng rộng rãi nhờ vào vị tươi mát, sảng khoái cũng như các thuộc tính y học. Với đặc tính kháng nấm, trong các trường hợp nấm móng, tinh dầu bạc hà giúp giảm đẩy lùi vô cùng hiệu quả sự sinh sôi, lớn mạnh của nấm đồng thời cải thiện sức khỏe toàn diện cho móng.
Bằng tất cả những đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus, tinh dầu bạc hà cay hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Trong tinh dầu bạc hà có các hợp chất như menthol, camphor và carvacrol, đó là những chất ngăn cản sự xâm nhập của các dòng vi khuẩn nguy hiểm như salmonella, E.coli, và staph infections (tụ cầu khuẩn).
Bằng việc sử dụng tinh dầu, bạn có thể có thêm một sự lựa chọn chiến đấu với vi khuẩn mà không phải đối mặt với những tác dụng phụ nặng nề của kháng sinh.