Kiến ba khoang là gì?
Kiến ba khoang là loài kiến có cánh (Nairobi fly) rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm ướt.
Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 – 1cm, ngang 2 – 5mm), có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi. Loài kiến có đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng, tuy nhiên chúng hiếm khi bay và bò rất nhanh.
Kiến ba khoang có đầu và bụng dưới màu đen, trong khi ngực và bụng trên lại có màu đỏ, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra).
Đầu kiến ba khoang nhỏ, có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Có một cái đầu đen, sau bụng và elytra (cấu trúc này bao gồm các cánh và 3 phân đoạn bụng đầu tiên), và một phần ngực màu đỏ và phía trước bụng trong một xen kẽ màu đen – đỏ – đen – đỏ – đen, tương ứng với đầu – ngực – elytra – trước bụng – sau bụng.
Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển.
Theo Cục Y Tế dự phòng, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.
Những lưu ý khi gặp kiến ba khoang ở gia đình và chung cư
1. Tại sao không nên đập kiến ba khoang
Chất độc kiến ba khoang sẽ lan nhanh hơn khi người bị kiến cắn đập kiến trên da, điều này khiến vùng da bị thương lan nhanh và tổn thương nặng hơn.Độc tố khi đập kiến ba khoang sẽ khiến vết thương ngày càng nặng, tình trạng nhiễm độc sẽ nặng hơn ở những vùng da mỏng như tay, cổ, ngực, mặt….Nếu như không chữa trị kịp thời chữa trị vết kiến cắn sẽ lan rộng, gây cảm sốt hoặc viêm sẹo.
2. Cách nhận biết khi bị kiến ba khoang
Vết thương do kiến ba khoang có dạng vệt mỏng như bị bỏng, chạy theo chiều tay quệt xác kiến, vết thương có những mụn nhỏ li, phần bị tổn thương nặng nhất sẽ có 1 vệt đỏ. Kiến thường xuất hiện ở những vùng hở trên cơ thể không thể mặc quần áo được như: Cánh tay, cổ, vai, mặt…Kiến ba khoang sẽ bị lây lan khi dùng tay đạp kiến xong bôi ra những vùng lân cận khác, vì thế nên cẩn thận đặc biệt là đối với các bé. Trẻ em khi bị dính kiến ba khoang sẽ bị sốt nhẹ nổi hạch những vùng lân cận.
3. Làm sao khi bị kiến ba khoang dính phải
Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay “giết chết”, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người.
Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ.
Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc. Bởi lẽ, trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin – một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da.
Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.
Cách đuổi kiến ba khoang ra khỏi căn nhà của bạn
1. Tinh dầu Sả Chanh
Kiến ba khoang rất sợ mùi tinh dầu sả chanh, vì thế sử dụng tinh dầu sả chanh đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà là biện pháp vừa tự nhiên vừa an. Kể cả nhà có trẻ nhỏ cũng sử dụng biện pháp này được.
Cách dùng:
- Xông: Dùng đèn xông, máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu bằng nến xông tinh dầu sả chanh, vừa thơm lại giúp đuổi kiến ba khoang khỏi nhà cao tầng.
- Vệ sinh nhà cửa: Nhỏ tầm 20 giọt tinh dầu vào nước lau nhà, dùng cây lau nhà vệ sinh sạch sẽ nhà cửa.
- Xịt: Pha 20 giọt tinh dầu với 100ml nước, xịt vào những góc gách, rèm cửa trong nhà.
2. Chúng ta có thể ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách:
Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, hạn chế mở cửa nhiều, nên buông rèm cửa.
– Ngủ trong màn.
– Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho kiến ba khoang.
– Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
– Khi đi làm việc trên đồng ruộng, vườn cây nhất là mùa mưa bão cần dùng phương tiện bảo hộ lao động như quần áo dài tay, dội mũ/ nón, khẩu trang, đi ủng.